Theo nghiên cứu của International Data Group, 69% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong hoạt động kinh doanh, và 18% cho biết họ có kế hoạch tích hợp các giải pháp đám mây trong tương lai. Đồng thời, nghiên cứu của Dell chỉ ra rằng các công ty đầu tư vào big data, điện toán đám mây và bảo mật có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh hơn đến 53% so với đối thủ. Các nghiên cứu này nhấn mạnh sự nhận thức ngày càng tăng của các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo về lợi ích đa dạng của xu hướng điện toán đám mây.
Thuật ngữ "điện toán đám mây" đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Khi tiến xa hơn trong thời đại số hóa của thế kỷ 21, việc sử dụng dữ liệu tăng theo cấp số nhân đã khiến các cá nhân và tổ chức gặp nhiều thách thức trong việc duy trì thông tin và hệ thống quan trọng trên các máy chủ máy tính trong công ty. Một giải pháp cho tình trạng này đã xuất hiện gần như cùng thời gian với Internet, nhưng chỉ gần đây mới được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh.

Nhiều cá nhân đã sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây mà họ không nhận ra - các ứng dụng như Gmail, Google Drive và các nền tảng xã hội như Facebook và Instagram đều sử dụng điện toán đám mây. Người dùng gửi dữ liệu cá nhân của họ đến một máy chủ được lưu trữ trên đám mây, giữ thông tin để truy cập sau này. Mặc dù các ứng dụng này là vô giá cho việc sử dụng cá nhân, nhưng chúng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp yêu cầu kết nối mạng trực tuyến an toàn để truy cập vào lượng dữ liệu khổng lồ.
Dù điện toán đám mây mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội, một số nhà lãnh đạo vẫn do dự về việc sử dụng các giải pháp điện toán đám mây cho tổ chức của mình. Để giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh dịch vụ đám mây, hãy cùng VNG Cloud khám phá 12 lợi ích kinh doanh hàng đầu của điện toán đám mây trong bài blog này.
1. Tối ưu hóa chi phí
Những lo ngại về chi phí trong việc chuyển dịch sang điện toán đám mây là điều phổ biến đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đang cân nhắc về những ưu và nhược điểm của giải pháp đám mây, thì doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hơn về Tỷ suất hoàn vốn sau khi đầu tư (ROI).
Sau khi tích hợp vào đám mây, việc truy cập dữ liệu một cách hiệu quả sẽ tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ không cần lo ngại về việc phải chi trả cho các tính năng không cần thiết vì hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây đều hoạt động theo mô hình thanh toán theo mức sử dụng (pay-as-you-go). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chỉ phải thanh toán cho các tài nguyên CNTT mà doanh nghiệp sử dụng.
Hệ thống thanh toán theo mức sử dụng này áp dụng cho không gian lưu trữ dữ liệu cần thiết để phục vụ các bên liên quan và khách hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn xác định chính xác tài nguyên mình cần và loại bỏ các chi phí không thực sự cần thiết. Nhìn chung, những yếu tố này góp phần vào việc tối ưu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Tính bảo mật
Bảo mật là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Công nghệ điện toán đám mây xuất hiện như một giải pháp giúp giảm bớt mối lo ngại này. Trước đây, người ta lo lắng về khả năng các nền tảng điện toán đám mây dễ bị hacker tấn công. Tuy nhiên, việc sử dụng một hệ thống mã hóa mạnh mẽ trên đám mây đã giảm đáng kể nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.
Các tổ chức thể hiện sự tin tưởng vào điện toán đám mây, với dự đoán vào năm 2025, lưu trữ dữ liệu toàn cầu trên đám mây sẽ vượt quá 200 zettabyte.

3. Tính linh hoạt
Sự tập trung nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn, và nếu các giải pháp CNTT hiện tại cần sự tập trung quá mức vào các vấn đề về máy tính và lưu trữ dữ liệu thì doanh nghiệp sẽ không thể tập trung vào mục tiêu kinh doanh và làm hài lòng khách hàng. Chuyển giao việc quản lý cơ sở hạ tầng và lưu trữ CNTT cho một tổ chức bên ngoài giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian để tập trung cho các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
Dịch vụ đám mây mang lại tính linh hoạt cao hơn. Đối với các doanh nghiệp cần thêm băng thông, dịch vụ điện toán đám mây có thể đáp ứng ngay lập tức, loại bỏ nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT phức tạp và tốn kém. Điều này mang lại sự linh hoạt và nâng cao đáng kể hiệu suất của tổ chức. Đặc biệt, trong một cuộc khảo sát của InformationWeek, 65% người tham gia nhấn mạnh khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu kinh doanh là lý do chính khi chuyển đổi sang môi trường đám mây.
4. Tính linh động
Đặc điểm nổi bật của điện toán đám mây là sự hiện diện rộng rãi, khiến tính linh động trở thành tính năng chính của nó. Thông qua kết nối đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập kết nối từ xa bằng nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, iPad và máy tính xách tay. Điều này giúp đưa ra các phản hồi nhanh chóng, các giải pháp kịp thời và sự kết nối liên tục.
Theo GlobalNewsWires, không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghệ điện toán đám mây dự kiến sẽ đạt khoảng 1.949 tỷ USD vào năm 2032, chủ yếu nhờ vào sự linh động của nó.
5. Dữ liệu quan trọng
Trong thời đại số, câu nói “tri thức là sức mạnh” đã được chuyển thành câu khẳng định chính xác hơn: “Dữ liệu là tiền bạc”. Những thông tin có giá trị trong giao dịch của khách hàng và quy trình kinh doanh đang chờ để được xác định và sử dụng. Việc giải quyết thách thức dữ liệu này trở nên dễ dàng với giải pháp điện toán đám mây phù hợp.

Các giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây với tích năng phân tích cung cấp cái nhìn toàn diện về dữ liệu của doanh nghiệp. Việc lưu trữ thông tin trên đám mây giúp dễ dàng triển khai các cơ chế theo dõi và báo cáo tùy chỉnh để phân tích hoạt động kinh doanh. Tận dụng những dữ liệu này sẽ cải thiện hiệu suất và hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty đồ uống Sunny Delight đã tăng lợi nhuận khoảng 2 triệu USD mỗi năm và giảm chi phí nhân sự khoảng 195.000 USD thông qua những dữ liệu kinh doanh được phân tích trên đám mây.
6. Tính cộng tác
Cho dù doanh nghiệp có hai nhân viên hay nhiều hơn thì việc ưu tiên sự cộng tác là điều cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả. Điện toán đám mây tối ưu hóa quy trình cộng tác, cho phép các thành viên trong nhóm truy cập và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và an toàn trên nền tảng điện toán đám mây.
Một số dịch vụ điện toán đám mây cũng cung cấp không gian mang tính cộng tác, tạo điều kiện kết nối nhân viên trong toàn bộ tổ chức, từ đó nâng cao sự gắn kết và tương tác. Dù việc cộng tác có thể được thực hiện mà không cần giải pháp điện toán đám mây, nhưng chắc chắn nó sẽ không thể đơn giản và hiệu quả như vậy.
7. Kiểm soát chất lượng
Vài yếu tố có thể gây tổn hại đến sự thành công kinh doanh như báo cáo kém chất lượng và không nhất quán. Trong hệ thống đám mây, tất cả các tài liệu được lưu trữ tại một vị trí và định dạng thống nhất. Với việc mọi người truy cập cùng một thông tin, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu, ngăn chặn lỗi từ con người và duy trì sự minh bạch về các bản sửa đổi hoặc cập nhật.
Ngược lại, việc quản lý thông tin trong silo có thể dẫn đến việc nhân viên vô tình lưu nhiều phiên bản tài liệu khác nhau, gây ra sự nhầm lẫn và làm ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu.
8. Khắc phục sự cố

Sự cố nghiêm trọng nhất mà một doanh nghiệp có thể gặp phải là “mất dữ liệu”, với một cuộc tấn công ransomware có thể gây thiệt hại khoảng 4.54 triệu USD. Tuy nhiên, điện toán đám mây đóng vai trò như một kho lưu trữ an toàn cho dữ liệu được sao lưu, giúp doanh nghiệp phục hồi dữ liệu bị mất một cách dễ dàng. Theo Statista, khoảng 85% nhà lãnh đạo kỹ thuật coi bảo mật là một thách thức quan trọng.
Điện toán đám mây giúp giảm thời gian ngừng hoạt động do lỗi kỹ thuật, độ trễ của máy chủ và các nhược điểm khác, lên tới gần 6 giờ một tuần, tương đương với việc mất một ngày làm việc. Do đó, điện toán đám mây hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa việc khôi phục dữ liệu, tiết kiệm cả thời gian và công sức.
9. Ngăn ngừa tổn thất
Nếu không có giải pháp điện toán đám mây, dữ liệu có giá trị của doanh nghiệp sẽ chỉ được kết nối với các máy tính văn phòng mà doanh nghiệp lưu trữ. Dù ban đầu điều này có thể không gây ra vấn đề lớn, nhưng thực tế là sự cố phần cứng cục bộ có thể dẫn đến mất dữ liệu vĩnh viễn. Đây là một vấn đề phổ biến; máy tính có thể gặp trục trặc do nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như nhiễm virus, hư hỏng phần cứng hoặc các lỗi của người dùng. Hơn nữa, có thể có nguy cơ bị thất lạc hoặc trộm cắp.
Vì vậy, không sử dụng điện toán đám mây có thể khiến doanh nghiệp mất thông tin lưu trữ cục bộ. Ngược lại, máy chủ điện toán đám mây đảm bảo sự an toàn và khả năng truy cập dễ dàng tất cả thông tin được tải lên, ngay cả khi máy tính gặp sự cố, vì nó có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
10. Cập nhật phần mềm tự động
Hãy tưởng tượng bạn đang tập trung vào công việc quan trọng và bất ngờ nhận thông báo "Yêu cầu cập nhật phần mềm". Việc cập nhật thủ công có thể gây ra sự phiền phức, tuy nhiên, điện toán đám mây có thể giải quyết vấn đề này. Với các bản cập nhật phần mềm tự động và nâng cấp thường xuyên, người dùng có thể tập trung vào các công việc kinh doanh chính.
Doanh nghiệp không còn phải yêu cầu bộ phận CNTT thực hiện các cập nhật thủ công. Điều này giúp tiết kiệm cả tiền bạc và thời gian của nhân viên CNTT dành cho việc tư vấn CNTT bên ngoài.
11. Lợi thế cạnh tranh
Trong khi điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, một số doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương pháp truyền thống. Dù đó có thể là một lựa chọn hợp lý nhưng nó rõ ràng đã khiến họ gặp bất lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh đang tận dụng lợi ích của điện toán đám mây. Việc triển khai giải pháp đám mây trước các đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trong việc làm quen và tận dụng công nghệ đám mây đến khi họ bắt kịp.

Một nghiên cứu của Verizon chỉ ra rằng 77% doanh nghiệp coi công nghệ đám mây là một lợi thế cạnh tranh, trong đó 16% đánh giá rằng lợi thế này là rất quan trọng.
12. Tính bền vững
Trong bối cảnh môi trường hiện nay, việc đặt thùng rác tái chế trong các không gian không còn đủ đối với các doanh nghiệp mong muốn đóng góp bảo vệ môi trường. Tính bền vững thực sự đòi hỏi các giải pháp toàn diện nhằm giải quyết tình trạng lãng phí ở mọi cấp độ kinh doanh. Giải pháp điện toán đám mây tỏ ra thân thiện với môi trường hơn, khi nó giúp giảm lượng khí thải carbon.
Cơ sở hạ tầng đám mây thúc đẩy bảo vệ môi trường bằng cách cung cấp dịch vụ ảo thay vì sản phẩm và phần cứng vật lý. Cách thức này giảm thiểu sự lãng phí giấy, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và việc cho phép nhân viên truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet, góp phần vào việc giảm lượng khí thải cho việc di chuyển.
Kết luận
Đám mây mang lại tính linh hoạt, độ tin cậy cũng như nâng cao hiệu suất và hiệu quả, góp phần giảm thiểu chi phí CNTT. Hơn nữa, điện toán đám mây tạo điều kiện cho sự đổi mới, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh thời gian ra mắt sản phẩm và tích hợp AI cùng ML vào chiến lược của họ. Những lợi ích chính này có thể tạo ra các ưu điểm bổ sung như nâng cao năng suất, hỗ trợ lực lượng làm việc từ xa và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng việc bắt đầu hành trình lên mây không nhất thiết phải là một kế hoạch "được ăn cả ngã về không". Ví dụ, nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng việc áp dụng phương pháp hybrid sẽ mở rộng tiềm năng kinh doanh và cơ sở hạ tầng hiện có trong khi vẫn hoạt động trong một môi trường phù hợp với nhu cầu kinh doanh tổng thể.
VNG Cloud cung cấp các giải pháp và dịch vụ điện toán đám mây tối ưu dành riêng cho mọi doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp đón đầu xu hướng công nghệ mà còn tối ưu hóa hoạt động, đổi mới hiệu quả và mở đường cho sự phát triển bền vững. Liên hệ với chúng tôi ngay để bắt đầu hành trình lên mây của doanh nghiệp bạn.