Trong thời gian gần đây, các cuộc tấn công ransomware tinh vi đã xâm nhập vào các hệ thống sao lưu, khiến các tổ chức và chính phủ có rất ít lựa chọn khôi phục và phải thanh toán khoản tiền đáng kể cho kẻ xấu. Để đối mặt với những mối đe dọa như vậy, các chuyên gia CNTT đã tích hợp các bản sao lưu bất biến (Immutable backup) vào các kế hoạch khắc phục sự cố và duy trì tính liên tục kinh doanh của họ.
Tại sao tổ chức nên sử dụng sao lưu bất biến?
Không phải tất cả các loại sao lưu đều giống nhau. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào các hình thức bảo vệ khác nhau như mã hóa, lưu trữ off-site, và replication nếu nghĩ rằng dữ liệu đã được bảo vệ. Tuy nhiên, dù đó là một bước khởi đầu cần thiết, bạn vẫn phải đối mặt với nguy cơ hacker có thể truy cập vào máy chủ sao lưu của bạn và thực hiện mã hóa, sửa đổi hoặc xóa dữ liệu.
Cách duy nhất để bảo vệ dữ liệu của bạn là ngăn chặn mọi hình thức sửa đổi hoặc xóa trong mọi tình huống. Do đó, cần thiết phải có các bản sao lưu không thể thay đổi.
Các khái niệm về tính bất biến có nghĩa là hacker không thể sửa đổi, xóa hoặc mã hóa các file sao lưu, ngay cả khi chúng có đầy đủ quyền admin trên máy chủ. Vì vậy, nếu xảy ra tấn công ransomware và bạn mất quyền truy cập vào các file hay máy chủ của mình, bạn có thể triển khai một máy chủ mới và khôi phục toàn bộ môi trường hoạt động của mình từ kho lưu trữ sao lưu bất biến trên đám mây.
Sao lưu đám mây và giải pháp Immutable
Sử dụng đám mây cho việc sao lưu và phục hồi đóng vai trò quan trọng trong duy trì kinh doanh liên tục và khôi phục sau thảm họa. Sự thay đổi trong kiến trúc đám mây có thể ảnh hưởng đáng kể đến quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu.
Đáng chú ý, nhiều giải pháp sao lưu và phục hồi sử dụng private cloud và public cloud có thể dễ bị sửa đổi. Hacker vẫn có thể can thiệp vào dữ liệu, đe dọa các tổ chức. Hệ thống sao lưu đám mây ngày càng trở thành mục tiêu chính của hacker, gây khó khăn cho việc phục hồi từ tấn công ransomware mà không trả tiền chuộc.
Theo truyền thống, đám mây được xem là an toàn vì bản sao thường được các nhà cung cấp cách ly khỏi lưu trữ chính, có thể mang lại sự bảo vệ ngay lập tức trước các thảm họa tự nhiên. Hơn nữa, nó cung cấp khả năng truy cập từ xa, cho phép thực hiện sao lưu và phục hồi từ bất cứ đâu, khác với giải pháp truy xuất dữ liệu từ tape tại vị trí lưu trữ bên ngoài trước đó.
Hơn nữa, đám mây cung cấp các tính năng đặc biệt như việc thiết lập một khoảng thời gian cho lưu trữ bất biến. Điều này cho phép các tổ chức duy trì các bản sao dữ liệu không thay đổi, không thể xóa và không thể chỉnh sửa trong một khoảng thời gian nhất định.

Áp dụng chiến lược sao lưu bất biến
Việc triển khai chiến lược sao lưu mạnh mẽ, bất biến sẽ bảo vệ dữ liệu của tổ chức và cho phép phản hồi nhanh chóng trước các cuộc tấn công mạng mà không cần phải trả khoản tiền chuộc khổng lồ.
Nhiều phương pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu truyền thống dễ bị tấn công. Ví dụ, việc sao chép dữ liệu đến các trung tâm từ xa không thể luôn bảo vệ khỏi ransomware, vì các bản sao bị nhiễm mã độc có thể ghi đè lên các file không bị nhiễm, làm cho việc truy tìm nguồn gốc phát tán mã độc trở nên khó khăn.
Một phương pháp hiệu quả là sao lưu theo quy tắc 3-2-1, bao gồm việc duy trì 3 bản sao dữ liệu: 1 bản sao ngoại tuyến (như sao lưu đám mây bất biến, air-gapped) và 2 bản sao cục bộ được lưu trữ trên các phương tiện lưu trữ khác nhau (như disk, tape, NAS, v.v.).
Dưới đây là một số phương pháp hay nhất để lập kế hoạch và triển khai các bản sao lưu bất biến:
- Tính toàn vẹn dữ liệu: Lưu trữ các bản sao lưu trên nền tảng ngăn chặn sửa đổi, chẳng hạn như object storage, đảm bảo tính toàn vẹn và mã hóa dữ liệu.
- Mô hình Zero Trust: Triển khai xác minh danh tính nghiêm ngặt đối với người dùng truy cập vào bản sao lưu dữ liệu trên hệ thống mạng riêng tư, sử dụng các công nghệ như xác thực đa yếu tố (MFA) để tăng cường bảo mật.
- Khả năng phục hồi đa cấp độ: Kết hợp các bản sao lưu bất biến với công nghệ an ninh mạng nâng cao và đào tạo nhân viên để có tăng khả năng phòng chống mã độc. Việc sử dụng định dạng WORM (write once read many) sẽ bổ sung thêm một lớp bảo vệ.
- Phản ứng tự động: Triển khai hệ thống phản ứng tự động giúp cách ly ngay lập tức các hệ thống đã bị lây nhiễm, ngay cả khi không có sự can thiệp của con người khi có tấn công.
- Làm sạch các điểm khôi phục: Đảm bảo các bản sao lưu không có mã độc trước khi lưu trữ để ngăn ngừa tái lây nhiễm. Ngoài ra, hãy chọn các bản sao lưu bất biến để tránh bị mã hóa và đảm bảo quá trình khôi phục an toàn.
Bảo mật, Bảo vệ và Phòng chống với Sao lưu bất biến
Bản sao lưu bất biến cho phép các tổ chức duy trì các bản sao lưu chỉ có thể đọc mà ngay cả admin cũng không thể xóa. Tuy nhiên, việc triển khai các bản sao lưu bất biến mặc định rằng tổ chức đã thiết lập một chương trình bảo mật toàn diện, bao gồm:
- Quản lý tài sản
- Xác thực đa yếu tố cho tất cả các ứng dụng và dịch vụ ra bên ngoài
- Một chương trình quản lý lỗ hổng bảo mật
- Sử dụng giải pháp tường lửa đời mới, phù hợp
- Giải pháp phát hiện và phản hồi đầu cuối
- Sử dụng hiệu quả mật khẩu
- Tuân thủ nguyên tắc đặc quyền tối thiểu
- Đào tạo nhận thức về bảo mật cho nhân viên và những người dùng cuối khác.

Bảo mật dữ liệu là một ưu tiên hàng đầu đối với các tổ chức, đặc biệt là khi đối mặt với các cuộc tấn công như ransomware. Loại mã độc này mã hóa dữ liệu, làm cho nó không thể sử dụng và truy cập được, thường làm tê liệt các chức năng kinh doanh quan trọng. Mặc dù sao lưu thường xuyên là một giải pháp phòng chống phổ biến, nhưng chúng vẫn không thể tránh khỏi các cuộc tấn công. Phần mềm ransomware mới hiện đã nhắm mục tiêu vào các bản sao lưu, xâm phạm tính toàn vẹn dữ liệu bằng cách sửa đổi, mã hóa hoặc xóa chúng.
Để giảm thiểu những mối đe dọa như vậy, các tổ chức đang chuyển sang sử dụng các bản sao lưu bất biến. Với các bản sao lưu này, các tổ chức có thể duy trì một bản sao dữ liệu an toàn và có thể sử dụng để phục hồi hệ thống, ngay cả trong trường hợp bị tấn công bằng ransomware.
Giảm thiểu rủi ro do ransomware với VNG Cloud Backup & Storage
Giải pháp Sao lưu & Lưu trữ của VNG Cloud được thiết kế với các tính năng nâng cao để bảo vệ dữ liệu của khách hàng một cách toàn diện và đáng tin cậy:
- Tính năng Secure Restore: Tính năng Secure Restore cho phép quét dữ liệu trước khi sao lưu, giúp phát hiện và ngăn chặn mã độc kịp thời.
- Immutable Storage: Hệ thống sao lưu mặc định chỉ có thể được mở khóa khi hết retention. Trong thời gian này, bản sao lưu trở thành "bất biến", không thể bị can thiệp, thay đổi hoặc xóa, ngay cả khi tài khoản admin hệ thống bị hack.
- Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu được mã hóa AES-256 bit tại nguồn và trong quá trình lưu trữ, bảo mật quá trình truyền qua giao thức HTTPS.
- Tính năng versioning: Cho phép snapshot nhiều phiên bản lưu trữ, cung cấp RPO (Restore Point Objective) đến từng phút, cho phép khôi phục dữ liệu linh hoạt và hiệu quả.
- Lưu trữ air-gapped: Đảm bảo an toàn dữ liệu bằng cách lưu trữ bản sao lưu tại nơi hoàn toàn độc lập với hệ thống production của khách hàng, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công ransomware cùng lúc.
Khi hệ thống CNTT bị ransomware xâm nhập, dữ liệu của bạn cũng sẽ được quét và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khôi phục với tính năng Secure Restore, ngăn chặn tái lây nhiễm trong hệ thống. Sau khi quét và xác minh an toàn, quá trình khôi phục có thể bắt đầu. Khi này, bạn có thể lựa chọn khôi phục bất kỳ máy ảo hoặc file mình mong muốn, theo từng restore point đã tạo ra trước đó, có thể đạt đến hàng phút.

Sử dụng các bản sao lưu bất biến là một biện pháp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công. Với việc không thể bị thay đổi và truy cập trái phép, các bản sao lưu bất biến đảm bảo luôn có sẵn dữ liệu an toàn và có thể phục hồi khi bị tấn công. Trong tình trạng nhiều mối đe dọa an ninh hiện nay, việc sử dụng các bản sao lưu bất biến là điều cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Để biết thêm chi tiết về các giải pháp sao lưu bất biến, hãy liên hệ ngay với VNG Cloud.