Khi triển khai hạ tầng đám mây, một trong những yếu tố quan trọng là việc lựa chọn loại kiến trúc phù hợp cho doanh nghiệp và dữ liệu của khách hàng của bạn. Lựa chọn này đóng vai trò thiết yếu khi xây dựng phần mềm SaaS một cách hiệu quả, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí.
Hai lựa chọn chính cần cân nhắc là môi trường đám mây là single-tenant (một bên thuê) và multi-tenant (nhiều bên thuê), mỗi kiến trúc đều có các biện pháp bảo mật, quyền riêng tư và mức chi phí riêng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào so sánh giữa kiến trúc đám mây multi-tenant và single-tenant, đồng thời khám phá các chiến lược phát triển các ứng dụng tiết kiệm chi phí bất kể mô hình đã chọn.
Kiến trúc đám mây Single-Tenant là gì?
Trong SaaS, kiến trúc single-tenant là việc sử dụng một phiên bản (instance) duy nhất của ứng dụng phần mềm và cơ sở hạ tầng đi kèm để phục vụ riêng cho một khách hàng hoặc một bên thuê.
Điều này đồng nghĩa với việc phiên bản duy nhất của phần mềm hoạt động trên một cloud server chuyên dụng, riêng biệt để phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân này. Do đó, không có sự chia sẻ tài nguyên với bất kỳ khách hàng nào khác của nhà cung cấp SaaS.
Kiến trúc Single-tenant trong môi trường điện toán đám mây bao gồm:
- Nhà cung cấp dịch vụ quản lý một phần của cơ sở hạ tầng chuyên dụng và phiên bản phần mềm.
- Khách hàng duy trì phần lớn sự kiểm soát trong điều chỉnh phần mềm và cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của họ.
- Do ít chia sẻ tài nguyên, single-tenant thường có mức độ bảo mật, bảo vệ, sao lưu và hiệu suất cao hơn so với cơ sở hạ tầng dùng chung.
- Mỗi khách hàng đều có môi trường biệt lập của riêng mình, mang lại sự linh hoạt lớn hơn so với cơ sở hạ tầng chia sẻ.
Tuy nhiên, các dịch vụ dành riêng cho một khách hàng sẽ có chi phí cao hơn so với việc sử dụng cơ sở hạ tầng chung.
Kiến trúc đám mây Multi-Tenant là gì?
Kiến trúc multi-tenant bao gồm một phiên bản phần mềm duy nhất và cơ sở hạ tầng của nó được chia sẻ đồng thời giữa nhiều khách hàng (người thuê). Mặc dù dữ liệu của mỗi khách hàng vẫn tách biệt với dữ liệu khác nhưng tất cả họ đều chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu, ứng dụng phần mềm và máy chủ SaaS.
Kiến trúc Multi-tenant trong môi trường điện toán đám mây bao gồm:
- Sự tích hợp vật lý nhưng phân chia hợp lý cho tất cả khách hàng.
- Được chia sẻ cùng một mã nguồn và cơ sở dữ liệu giữa các người thuê.
- Một phiên bản duy nhất của ứng dụng SaaS phục vụ đồng thời nhiều khách hàng trên một máy chủ.
- Mỗi người thuê có một mức độ tùy chỉnh cho các lược đồ cơ sở dữ liệu, màu sắc giao diện người dùng và quy tắc ứng dụng, bên cung cấp server chỉ giữ quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng cho SaaS.
- Tận dụng quy mô để giảm chi phí vận hành so với môi trường đám mây riêng.
- Khả năng mở rộng, sức mạnh điện toán gần như không giới hạn.
Mô hình Mixed Tenancy là gì?
Với mixed tenancy (thuê hỗn hợp), một nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ phân phối một hoặc nhiều phần của ứng dụng dành riêng cho từng khách hàng, các phần còn lại được chia sẻ cho tất cả các khách hàng.
Ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây áp dụng mô hình kết hợp kết hợp giữa single-tenant và multi-tenant. Với phương pháp này, khách hàng có thể tận dụng lợi thế mở rộng và chi phí của mô hình multi-tenant, đồng thời vẫn có được sự riêng tư và sử dụng tài nguyên tách biệt từ mô hình single-tenant.
So sánh kiến trúc đám mây Single-Tenant và Multi-Tenant
Việc minh họa kiến trúc single-tenant và multi-tenant thường được ví như thuê bất động sản.
Trong kiến trúc đám mây single-tenant, mỗi khách hàng sống trong một tòa nhà căn hộ riêng biệt, được trang bị hệ thống an ninh và tiện ích riêng, đảm bảo sự tách biệt hoàn toàn so với các tòa nhà lân cận.
Ngược lại, trong kiến trúc đám mây multi-tenant, các bên thuê ở trong các căn hộ khác nhau trong cùng một tòa nhà. Mặc dù họ chia sẻ cùng một hệ thống an ninh và các tiện ích chung, mỗi bên thuê sở hữu một chìa khóa riêng cho căn hộ của mình, đảm bảo sự riêng tư trong không gian của họ. Tuy nhiên, hành động của một người có thể gây ảnh hưởng đến sự thoải mái của người thuê khác trong tòa nhà.
Nhiều công ty khởi nghiệp chọn lựa multi-tenant, khi đó tất cả dữ liệu của khách hàng được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu lớn. Mặc dù chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu, dữ liệu của khách hàng vẫn được bảo mật bằng việc triển khai các biện pháp an ninh mạnh mẽ. Các khách hàng không thể truy cập dữ liệu của nhau, mặc dù họ cùng sử dụng một cơ sở dữ liệu, được xử lý bởi cùng một máy tính mà không có sự phân đoạn.
Ưu và nhược điểm của kiến trúc đám mây Single-Tenant
Các ưu điểm của kiến trúc đám mây Single-tenant bao gồm:
- Bảo mật dữ liệu nâng cao: Dữ liệu của mỗi khách hàng được tách biệt, giảm nguy cơ rò rỉ dữ liệu trên diện rộng.
- Tăng cường tùy chỉnh: Các hệ thống Single-tenant cung cấp nhiều tùy chọn hơn vì mỗi khách hàng đều có phần mềm và phần cứng riêng biệt.
- Tính di động: Việc di chuyển dữ liệu từ môi trường Single-tenant thường đơn giản hơn do lượng dữ liệu nhỏ hơn và ít phức tạp hơn.
- Chuyển đổi đơn giản: Vì kho lưu trữ dữ liệu chỉ lưu trữ dữ liệu cho một khách hàng nên giảm thiểu lo ngại khi chuyển đổi mô hình, tương tự như việc thiết lập một khách hàng mới.
Nhược điểm của kiến trúc đám mây Single-tenant bao gồm:
- Thiết lập và quản lý phức tạp: Việc triển khai và quản lý các phiên bản cũng như cơ sở dữ liệu cho từng khách hàng có thể trở nên khó khăn, đặc biệt khi khách hàng cần mở rộng. Điều này là thách thức đối với các công ty khởi nghiệp nhỏ.
- Chi phí cao hơn: Vận hành thiết lập mô hình Single-tenant sẽ tốn kém hơn so với sử dụng các tài nguyên dùng chung. Việc duy trì cơ sở dữ liệu chuyên dụng và tài nguyên máy tính cho từng khách hàng đòi hỏi nguồn lực đáng kể.
- Sử dụng tài nguyên không hiệu quả: Tài nguyên thường không được sử dụng đúng mức, dẫn đến kém hiệu quả. Do cách sử dụng khác nhau giữa các khách hàng, việc phân bổ các tài nguyên giống nhau cho mỗi khách hàng có thể dẫn đến việc một số khách hàng sử dụng tất cả tài nguyên hoặc nhiều hơn mức phân bổ của họ, trong khi những khách hàng khác sử dụng tài nguyên ở mức tối thiểu.
Ưu và nhược điểm của kiến trúc đám mây Multi-Tenant
Một số lợi ích của kiến trúc đám Multi-tenant bao gồm:
- Tối ưu hóa triển khai: Đối với các công ty khởi nghiệp nhỏ, việc triển khai và phục vụ nhiều khách hàng với single-tenant có thể nhiều nguồn lực. Tuy nhiên, với kiến trúc Multi-tenant, khi doanh nghiệp sử dụng các công cụ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây như VNG Cloud giúp phát triển ứng dụng nhanh chóng hơn.
- Sử dụng tài nguyên hiệu quả: Khác với các mô hình Single-tenant nơi tài nguyên có thể được sử dụng không hiệu quả, môi trường Multi-tenant tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên vì chúng được chia sẻ giữa nhiều người dùng.
- Hiệu quả chi phí: Multi-tenant phân bổ chi phí cho nhiều khách hàng, giúp việc phát triển và duy trì ứng dụng trở nên hiệu quả về mặt kinh tế hơn. Việc chia sẻ chi phí bảo trì và quản lý giúp giảm chi phí. Ví dụ, một bảng DynamoDB có thể dễ dàng chứa dữ liệu của hàng triệu khách hàng.
Mặc dù kiến trúc đám mây Multi-tenant thường được sử dụng cho các ứng dụng dành cho người tiêu dùng, nhưng nó cũng có điểm hạn chế như:
- Tăng rủi ro bảo mật: Việc chia sẻ tài nguyên giữa nhiều khách hàng trong hệ thống Multi-tenant làm tăng mối lo ngại về bảo mật. Việc dữ liệu của một khách hàng bị rò rỉ có nguy cơ ảnh hưởng đến các khách hàng khác cao hơn, không giống như Single-tenant, các sự cố bảo mật chỉ có thể gây ảnh hưởng đối với một khách hàng.
- Thách thức về giám sát chi phí: Không giống như Single-tenant, nơi mỗi khách hàng có một cơ sở dữ liệu chuyên dụng, việc phân tách các chi phí cho nhiều khách hàng có thể phức tạp hơn và kém minh bạch hơn. Tuy nhiên, điều này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các công cụ kiểm soát chi phí (như vConsole) của nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Khi nào nên sử dụng Single-Tenant hay Multi-Tenant?
Kiến trúc Single-tenant thường được ưa chuộng trong các ngành như chăm sóc sức khỏe và tài chính, bởi quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư và bảo mật trong việc xử lý dữ liệu của khách hàng. Ví dụ: một số dữ liệu tài chính nhất định yêu cầu cơ sở hạ tầng chuyên dụng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Ngược lại, kiến trúc Multi-tenant thường lý tưởng cho các ứng dụng dành cho người tiêu dùng. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sử dụng cơ sở hạ tầng multi-tenant, dùng một hệ thống phần cứng để phục vụ nhiều khách hàng. Mặc dù mỗi khách hàng có một tài khoản Cloud riêng biệt nhưng dữ liệu của họ vẫn được xử lý trên cùng một máy tính.
Chuyển đổi lên đám mây với VNG Cloud
VNG Cloud đáp ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp bằng cách cung cấp đa dạng kiến trúc đám mây. Cho dù bạn mong muốn sử dụng tài nguyên chuyên dụng để nâng cao quyền riêng tư và khả năng kiểm soát, hay tìm kiếm cơ sở hạ tầng chia sẻ để tiết kiệm chi phí và có khả năng mở rộng, chúng tôi đều cung cấp các tùy chọn phù hợp với yêu cầu của bạn.
Một số sản phẩm nổi bật của VNG Cloud:
- vServer: Hệ thống máy chủ ảo thông minh.
- vStorage: Giải pháp lưu trữ đám mây đa lớp.
- vMonitor Platform: Giải pháp giám sát đám mây toàn diện.
- vConsole Portal: Kiểm soát và quản lý chi phí đám mây hiệu quả.
Đăng ký gói dùng thử miễn phí và tận hưởng trải nghiệm tuyệt vời trên nền đám mây như:
- Tạo và quản lý tài nguyên đám mây trên VNG Cloud self-service portal.
- Xây dựng và triển khai ứng dụng container trên đám mây.
- Theo dõi báo cáo và thống kê hiệu suất theo thời gian thực.
- Quản lý danh tính & truy cập tài nguyên đám mây hiệu quả.
- Trải nghiệm tích hợp và các dịch vụ nâng cao khác.
Với kiến trúc linh hoạt, biện pháp bảo mật nghiêm ngặt và sự hỗ trợ đáng tin cậy, VNG Cloud giúp doanh nghiệp của bạn tự tin khám phá hành trình đám mây của mình, đồng thời đáp ứng tốt theo các yêu cầu và quy định pháp luật.