Big Data (hay Dữ liệu lớn) là một nguồn tài nguyên vô hạn, đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều hoạt động của các doanh nghiệp. Trong chăm sóc sức khỏe, Big Data có thể giúp phát hiện bệnh tật ở giai đoạn đầu. Trong lĩnh vực ngân hàng, Big Data hỗ trợ nhận ra các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền. Còn trong khí tượng học, Big Data có thể giúp nghiên cứu hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Và nhờ vào sự phát triển của phần mềm cloud, Big Data cũng từ đó được ứng dụng rộng rãi hơn. Giờ đây các tổ chức có thể theo dõi và phân tích Big Data theo thời gian thực và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho quy trình kinh doanh.
Vậy Big Data sẽ phát triển như thế nào trong năm 2023? Những xu hướng Big Data nào doanh nghiệp sẽ cần nắm bắt? Hãy cùng VNG Cloud tìm hiểu qua một số thống kê dưới đây!

1. 45% doanh nghiệp trên toàn thế giới đang chạy ít nhất một khối lượng công việc Big Data trên môi trường điện toán đám mây.
(Nguồn: ZDNet)
Theo thống kê, điện toán đám mây là một trong những xu hướng công nghệ mới nhất đang làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Nó giúp các tổ chức không cần phải mua và bảo trì phần cứng máy tính tốn kém, mà chỉ cần trả tiền cho việc lưu trữ và phát triển phần mềm cần thiết.
2. Thị trường phân tích Big Data trong ngân hàng sẽ đạt 62,10 tỷ USD vào năm 2025.
(Nguồn: KR Elixir)
Từ năm 2013, đã có tới 64% đơn vị trong lĩnh vực tài chính kết hợp Big Data như một phần cơ sở hạ tầng của họ. Vào năm 2015, ngành này đã đạt quy mô thị trường là 12 tỷ USD.
Sang năm 2019, con số này đã đạt 29,87 tỷ đô la, được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12,97% trong giai đoạn 2020-2025.
Dữ liệu do các ngân hàng trên toàn thế giới tạo ra có thể giúp chất lượng dịch vụ được cải thiện, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, đồng thời giúp quản lý rủi ro tốt hơn.
3. Theo thống kê Big Data, các vụ lừa đảo trên mạng đã tăng 400% kể từ khi bắt đầu đại dịch.
(Nguồn: Reed Smith)
Tận dụng diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đã tăng cường hoạt động với nhiều phương thức và thủ đoạn mới.
Trong đó có Malware, là tên viết tắt của “malicious software” (phần mềm độc hại), một chương trình hoặc tệp được thiết kế để chuyên phá hoại hoặc làm gián đoạn một hệ thống.
Chính vì vậy người dùng cá nhân và người đứng đầu doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu cần thiết. Doanh nghiệp có thể tự bảo vệ khỏi những nguồn truy cập nguy hiểm bằng cách sử dụng tường lửa. Hiện nay, VNG Cloud đang cung cấp giải pháp VNG Cloud Firewall (vCF) là một máy chủ dành riêng cho việc thiết lập tường lửa trên cloud. vCF sử dụng tường lửa ảo vSRX của Juniper, cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ hữu ích với các khả năng chống vi-rút dựa trên đám mây, phát hiện và chặn phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo, vi rút, keylogger và các phần mềm khác. Ngoài ra tất cả các hệ thống hạ tầng của VNG Cloud cũng đều được kết hợp với hệ thống Cloud Firewall.

4. Lượng dữ liệu được tạo ra sẽ tăng lên hơn 180 zettabyte vào năm 2025.
(Nguồn: Statista)
Thống kê đã cho thấy lượng dữ liệu được tạo ra sẽ đạt hơn 180 zettabyte vào năm 2025, cao hơn khoảng 118,8 zettabyte so với năm 2020.
Lý do phía sau xu hướng tăng đột biến này là do đại dịch đã làm gia tăng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí từ xa của người tiêu dùng.
Điều này dẫn đến dung lượng dùng để lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ này sẽ tăng với tỉ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm (CAGR) là 19,2% trong giai đoạn dự báo. Trong khi đó vào năm 2020, người dùng chỉ lưu trữ 2% dữ liệu, cho thấy sự phát triển rõ rệt của nhu cầu lưu trữ dữ liệu.
5. Tương tác dữ liệu tăng 5000% từ năm 2010 đến năm 2020.
(Nguồn: Forbes)
Số liệu thống kê về Big Data cho thấy rằng việc tạo, thu thập, sao chép và sử dụng dữ liệu đã tăng lên con số khổng lồ 5000% từ năm 2010 đến năm 2020. Nói chính xác hơn, mức sử dụng dữ liệu đã tăng từ 1,2 nghìn tỷ gigabyte lên gần 60 nghìn tỷ gigabyte.
6. Người dùng Internet đã dành tổng cộng 1,2 tỷ năm sử dụng các nền tảng trực tuyến.
(Nguồn: Digital)
Hiện tại thế giới đang có 4,39 tỷ người dùng internet, với mỗi người dành trung bình 6 giờ 42 phút trên internet. Từ đó có thể tính ra rằng chúng ta đã dành 1,2 tỷ năm online, minh họa rõ rệt tốc độ tăng trưởng của mạng Internet và Big Data.

7. 97,2% tổ chức đang đầu tư vào Big Data và AI.
(Nguồn: New Vantage)
Theo một nghiên cứu của New Vantage, có tới 97.2% các tổ chức được hỏi đã đầu tư vào Big Data và các sáng kiến trí tuệ nhân tạo.
8. Sử dụng Big Data, Netflix tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi năm cho việc giữ chân khách hàng.
(Nguồn: Statista, Inside Big Data)
Ngày nay, nhiều công ty sử dụng Big Data để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của họ và một trong những dịch vụ phát video trực tuyến phổ biến nhất - Netflix, là một ví dụ hoàn hảo. Dịch vụ phát trực tuyến được sử dụng nhiều nhất, Netflix, đã có hơn 180 triệu người đăng ký vào năm 2020.
Những dữ liệu mà Netflix thu thập bao gồm tìm kiếm, xếp hạng, chương trình mà người dùng đã xem lại, v.v. Dữ liệu này giúp Netflix cung cấp cho người dùng các đề xuất cá nhân hóa, hiển thị các video tương tự hoặc đề xuất các bộ phim cùng thể loại.
Qua những thống kê trên, có thể kết luận rằng trong tương lai, Big Data sẽ ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Do đó, việc bắt kịp và thích ứng với các xu hướng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu suất cho mình.