Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN) là một mạng lưới máy chủ phân tán được thiết kế để tăng tốc quá trình phân phối nội dung web bằng cách đặt gần vị trí của người dùng. CDN sử dụng bộ nhớ đệm, lưu trữ tạm thời bản sao của các file toàn cầu, giảm thời gian tải trang để cải thiện trải nghiệm web. Việc lưu trữ nội dung như trang web, hình ảnh và video trên các máy chủ giúp người dùng truy cập nhanh chóng vào các hoạt động như xem phim, tải phần mềm, v.v.
Bạn có thể tưởng tượng CDN giống như máy ATM; nếu tiền của bạn chỉ rút được từ một ngân hàng, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian di chuyển. Thay vào đó, CDN, giống như các cây ATM, mang lại sự truy cập nhanh chóng vào các nội dung. Với mục đích ban đầu là để giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạng do nội dung web phong phú, CDN hiện nay bao gồm văn bản, đồ họa, script, file truyền thông, tải phần mềm, tài liệu, portal, thương mại điện tử, live streaming, video theo yêu cầu và mạng xã hội.
Trong hơn hai thập kỷ, CDN đã trở thành "xương sống" của Internet, nâng cao hiệu suất trang web và phân phối hiệu quả nội dung trực tuyến theo quy mô. Một phần đáng kể nội dung Internet hiện nay được truyền tải qua CDN.
CDN hoạt động như thế nào?
CDN hoạt động dựa trên 3 loại máy chủ:
- Máy chủ gốc (Origin server): Máy chủ này chứa phiên bản gốc của nội dung và là nguồn chính xác. Mọi cập nhật cần thiết cho nội dung đều được thực hiện trên máy chủ gốc, có thể do nhà cung cấp nội dung sở hữu hoặc được đặt trên cơ sở hạ tầng của một nhà cung cấp đám mây bên thứ ba, như VNG Cloud.
- Máy chủ biên (Edge server): Đặt tại nhiều địa điểm toàn cầu, còn được gọi là "points of presence" (PoPs), máy chủ biên lưu trữ nội dung thu được từ máy chủ gốc. Chúng chịu trách nhiệm phân phối nội dung đã được lưu trữ đến người dùng ở gần đó. Khi người dùng yêu cầu quyền truy cập nội dung trên máy chủ gốc, họ sẽ được chuyển hướng đến bản sao lưu trên máy chủ biên ở gần. Nếu nội dung được lưu trữ đã lỗi thời, máy chủ biên sẽ yêu cầu nội dung cập nhật từ máy chủ gốc. Máy chủ biên CDN được sở hữu hoặc quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ CDN.
- Máy chủ DNS (DNS server): Hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System - DNS) theo dõi và cung cấp địa chỉ IP cho cả máy chủ gốc và máy chủ biên. Khi máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ gốc, máy chủ DNS sẽ phản hồi bằng tên của máy chủ biên được ghép nối, từ đó nội dung có thể được phân phối nhanh hơn.
Phần lớn nội dung Internet được phân phối thông qua CDN. Dưới đây là tổng quan thực tế về cách hoạt động của nó:

Để đảm bảo trải nghiệm xem tốt ưu, CDN thực hiện 2 chức năng quan trọng:
- Giảm độ trễ: Độ trễ, sự chờ đợi phiền phức khi truy cập trang web hoặc video, được giải quyết bằng CDN. Dù chỉ đo lường bằng mili giây nhưng độ trễ có thể kéo dài và dẫn đến lỗi tải trang. CDN giảm độ trễ bằng cách giảm thiểu khoảng cách vật lý mà nội dung cần di chuyển để đến được với người dùng. Do đó, CDN lớn hơn và được phân phối rộng hơn, giúp nâng cao tốc độ và sự tin cậy trong việc phân phối nội dung trang web bằng cách đặt nội dung càng gần người dùng cuối càng tốt.
- Cân bằng tải: CDN phân phối đều lưu lượng truy cập tổng thể để cải thiện trải nghiệm web cho tất cả người dùng truy cập nội dung Internet. Tương tự như quản lý giao thông trong thế giới thực, CDN tối ưu hóa các tuyến đường. Mặc dù có thể có tuyến đường nhanh hơn từ điểm A đến điểm B nhưng giao thông sẽ được chuyển hướng đến các tuyến đường thay thế trong trường hợp tắc nghẽn. Điều này có thể dẫn đến một hành trình lâu hơn (hoặc vài mili giây với tốc độ Internet), nhưng sẽ ngăn chặn việc mọi người bị tắc nghẽn trên tuyến đường ngắn nhất. Cân bằng tải giúp nhà cung cấp nội dung xử lý nhu cầu ngày càng tăng và lưu lượng truy cập tăng đột biến, đảm bảo trải nghiệm người dùng chất lượng cao và tránh thời gian ngừng hoạt động.

Lợi ích khi sử dụng CDN
CDN xử lý phần lớn lưu lượng truy cập Internet toàn cầu, giải quyết các vấn đề khó khăn nhất trong phân phối nội dung trực tuyến. Từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn trên thế giới, tận dụng lợi ích cơ bản của CDN để đảm bảo trải nghiệm web mượt mà cho khách hàng của họ.
- Tối ưu hoá hiệu suất: CDN đóng vai trò then chốt trong việc tăng tốc độ phân phối nội dung, đảm bảo trải nghiệm liền mạch bằng cách giảm thiểu tình trạng buffer và giảm thời gian tải trang. Điều này được thực hiện bằng cách phân phối nội dung được lưu trữ từ các máy chủ gần nhất trên mạng CDN, loại bỏ việc gửi yêu cầu đến các máy chủ gốc ở xa. CDN hiện đại sử dụng các công nghệ bổ sung để giải quyết thách thức trong việc phân phối đa dạng nội dung mà không thể lưu vào bộ nhớ đệm và điều chỉnh các loại nội dung cho thiết bị khác nhau, giúp hiển thị trang web nhanh hơn và giảm thời gian buffer video.
- Đảm bảo tính khả dụng: CDN cung cấp giải pháp mạnh mẽ để duy trì khả năng truy cập nội dung ngay cả khi lưu lượng người dùng cao nhất hoặc khi máy chủ gặp sự cố. Với cơ sở hạ tầng được phân phối rộng rãi có khả năng đáp ứng lưu lượng khổng lồ, CDN hiện đại có thể xử lý hơn 100 TBps lưu lượng, đảm bảo nội dung luôn sẵn sàng cho cơ sở người dùng lớn.
- Tăng cường bảo mật: CDN góp phần cải thiện bảo mật trang web bằng cách tăng cường bảo vệ chống lại các mối đe dọa như cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán. CDN hiện đại cũng cung cấp các giải pháp bảo mật đám mây an toàn và ngăn chặn tấn công DDoS.
- Thu thập thông tin: Là nhà cung cấp gần một nửa lưu lượng truy cập Internet toàn cầu, CDN tạo ra lượng lớn dữ liệu về kết nối người dùng cuối, loại thiết bị và trải nghiệm duyệt web trên toàn thế giới. Dữ liệu này giúp khách hàng CDN có được thông tin quan trọng, hỗ trợ các dịch vụ như giám sát người dùng thực, phân tích truyền thông và thông tin bảo mật đám mây để theo dõi các mối đe dọa trực tuyến.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Nhiều chủ sở hữu nội dung, ứng dụng và trang web đã tận dụng CDN để nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng, tăng số lần hiển thị quảng cáo, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và duy trì lòng trung thành của khách hàng.
- Giảm tải lưu lượng: Với sự bùng nổ của các dịch vụ trực tuyến và đa phương tiện, CDN giúp giảm bớt áp lực cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng bằng cách cung cấp nội dung yêu cầu thông qua bản cache được lưu trong bộ nhớ đệm từ máy chủ gần người dùng cuối, nâng cao trải nghiệm web tổng thể.
Giảm chi phí băng thông: CDN giảm mức tiêu thụ băng thông và chi phí liên quan bằng cách phân phối nội dung từ các máy chủ gần nhất, rút ngắn đường truyền tải dữ liệu trên những khoảng cách xa.
Đối tượng nào nên sử dụng CDN?
Hầu hết tất cả người dùng truy cập Internet đều dựa vào CDN, được thiết kế để mang lại trải nghiệm trực tuyến nhanh chóng và đáng tin cậy. Chủ sở hữu nội dung và ứng dụng, cùng các nhà cung cấp dịch vụ mạng, đều có thể sử dụng CDN để mang lại lợi ích này cho khách hàng của mình.

Giáo dục
Các tổ chức giáo dục sử dụng CDN để nâng cao trải nghiệm học tập trực tuyến. Từ việc cung cấp nội dung khóa học một cách xuyên suốt đến việc tạo điều kiện cho các lớp học trực tuyến, CDN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trải nghiệm dạy và học mượt mà cho học sinh và giáo viên.
Gaming
Ngành công nghiệp game yêu cầu một lượng lớn tài nguyên. Vấn đề này là thách thức lớn nhất trong ngành: phải phân phối nội dung tốt nhất đồng thời giải quyết các vấn đề về độ trễ. Công nghệ CDN giúp game online tạo ra một "vùng đệm" - nơi các developer có thể lưu trữ toàn bộ game của họ lên máy chủ CDN. Khi đó, những yêu cầu trực tiếp đến máy chủ gốc sẽ không còn cần thiết hoặc được giảm thiểu.
Logistics
Trong lĩnh vực logistics, việc cập nhật thông tin kịp thời là rất quan trọng, CDN đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự liên lạc nhanh chóng và hiệu quả. Từ việc theo dõi lô hàng đến việc quản lý hàng tồn kho, CDN giúp các công ty logistics cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, thúc đẩy hiệu suất hoạt động và sự hài lòng của khách hàng.
Thương mại điện tử
Các nền tảng thương mại điện tử phụ thuộc rất nhiều vào CDN để cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch. Có rất nhiều sản phẩm đa dạng nhưng người dùng lại có rất ít thời gian. Nếu một trang web không thể cung cấp đủ thông tin cần thiết trong 1 giây thì có nguy cơ mất khách hàng. Thương mại điện tử cần CDN để xử lý yêu cầu từ nhiều địa điểm. Bằng cách lưu trữ nội dung ở địa điểm gần nhất với người dùng, CDN có thể giảm thiểu một cách hiệu quả sự tăng vọt lưu lượng truy cập máy chủ.
Bán lẻ
Trong ngành bán lẻ, CDN là công cụ tối ưu hóa các cửa hàng trực tuyến. Chúng đóng góp vào quá trình tải nhanh hình ảnh sản phẩm, xử lý đơn hàng hiệu quả và giúp hành trình mua sắm trực tuyến mượt mà hơn. Các nhà bán lẻ sử dụng CDN để cung cấp trải nghiệm mua sắm online đáng tin cậy và thu hút khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và lòng trung thành của khách hàng.
Dịch vụ chuyên nghiệp
Các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, như các công ty tư vấn và dịch vụ pháp lý, sử dụng CDN để cung cấp nội dung một cách an toàn và hiệu quả. Từ việc chia sẻ tài liệu, tổ chức cuộc họp trực tuyến đến việc truy cập tài nguyên từ xa, CDN đều đảm bảo rằng các chuyên gia có thể hợp tác một cách liền mạch và truy cập thông tin không bị chậm trễ.
Giải pháp vCDN từ VNG Cloud
vCDN là mạng phân phối nội dung được phát triển bởi VNG Cloud. Với các máy chủ được bố trí chiến lược ở nhiều địa điểm, và trang bị băng thông cực cao, vCDN giúp tăng nhanh tốc độ của website và ứng dụng mobile. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng sự hài lòng của khách hàng.
Các sản phẩm nổi bật của vCDN như: VOD, Live Streaming, Web Accelerator, và Object Download.
Với dịch vụ vCDN, doanh nghiệp có thể:
- Bảo vệ website khỏi cuộc tấn công DDoS: vCDN sử dụng kiến trúc phân tán giúp bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS và giảm thiểu thiệt hại từ các cuộc tấn công.
- Cải thiện Google Ranking và SEO: vCDN giúp cải thiện Google Ranking và SEO bằng cách tối ưu hóa tốc độ truy cập và tăng hiệu suất trang web.
- Tối ưu băng thông và chi phí: vCDN giảm tải cho máy chủ gốc và tối ưu hóa việc sử dụng băng thông, giúp tiết kiệm chi phí hoạt động.
- Tăng số lượng người dùng truy cập đồng thời: vCDN hỗ trợ phục vụ đồng thời một lượng lớn người dùng tại nhiều địa điểm khác nhau, nâng cao khả năng phục vụ và trải nghiệm của người dùng.
- Tính sẵn sàng cao, triển khai dễ dàng: vCDN đảm bảo tính sẵn sàng cao và đáng tin cậy, giúp trang web luôn hoạt động mượt mà và ổn định. Ngoài ra, vCDN còn dễ dàng tích hợp và triển khai nhanh.
Để tìm hiểu Chương trình khuyến mãi mới nhất cho vCDN, bạn hãy truy cập link này. Nếu cần hỗ trợ kỹ thuật, hãy liên hệ ngay với VNG Cloud qua số Hotline 19001549 – Ext 1.